trankhoaplus’s diary

blogtrankhoa ghi lại những thông tin hữu ích, chia sẻ những bài viết hay

Hướng dẫn thủ tục mua bán đất thổ cư

Thủ tục mua bán đất thổ cư được diễn ra ở cơ quan thẩm quyền, thông qua ba bước cơ bản gồm: thương lượng đặt cọc, nộp hồ sơ và thực hiện nghĩa vụ tài chính, nhận kết quả.

f:id:trankhoaplus:20200727161710j:plain

1./ Thương lượng đặt cọc

Các bên tham gia giao dịch tự thương lượng với nhau. Từ đó đưa ra quyết định số tiền đặt cọc và tiền mua bán thửa đất đó. Sau đó thực hiện lập hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng mua bán nhà đất.

Lập hợp đồng đặt cọc

Hai bên tự thương lượng các điều khoản, số tiền cọc, thời gian chuyển tiền, thời gian sang tên,... và lập thành văn bản. Các bên ký vào cuối trang, thực hiện công chứng nếu cần và mỗi bên giữ một bản cho mình.

Lập hợp đồng mua bán nhà đất

Việc lập hợp đồng mua bán nhà đất hoàn được thực hiện tại văn phòng công chứng ở địa phương. Hồ sơ bao gồm:

  • Bản chính giấy tờ nhà đất
  • Bản chính giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán
  • Sổ hộ khẩu;
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận độc thân
  • Giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền (nếu có)
  • Bản chính các giấy tờ khác có liên quan đến thửa đất như tờ khai đã nộp thuế… (nếu có);
  • Dự thảo hợp đồng mà các bên chuẩn bị (hoặc các bên cũng có thể yêu cầu công chứng tự soạn trên thông tin mà các bên cung cấp).

Với các giấy tờ nêu trên, các bên tới đơn vị hành nghề công chứng để nghe sự hướng dẫn của các công chứng viên cho những công chứng.

2./ Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng

  • Hợp đồng công chứng mua bán đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy tờ tùy thân của các bên liên quan;
  • Các giấy tờ khác liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật;

Trình tự thực hiện thủ tục mua bán đất ở thổ cư:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền nhà nước;

- Bước 2: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước gồm:

  • Kiểm tra hồ sơ;
  • Gửi thông tin đến cơ quan thuế;
  • Cấp giấy chứng nhận;

- Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính

- Bước 4: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3./ Lệ phí thực hiện

Mua bán chuyển nhượng đất ở thổ cư cũng có thể hiểu là việc sang tên quyền sử dụng đất của thửa đất này. Do đó, ngoài khoản tiền thương lượng đặt cọc ban đầu, lệ phí khi thực hiện thủ tục mua bán đất ở thổ cư có thể áp dụng theo những khoản đã được nêu ở chuyên mục: Lệ phí làm sổ đỏ nhà đất.

4./ Hiểu thêm về đất thổ cư

Đất thổ cư có thể hiểu nôm na là đất ở bình thường. Theo Luật Đất đai năm 2013 thì đất thổ cư thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được nhà nước công nhận thông qua sổ đỏ (hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Cụ thể chủ đất thổ cư sẽ có quyền xây nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu sống,... Tóm lại đất thổ cư là đất được cấp phép để ở hoặc xây dựng nhà phục vụ mục đích này.

Hiện nay đất thổ cư được chia thành hai loại chính:

- Đất thổ cư đô thị (ODT): Đất thổ cư đô thị vẫn mang đầy đủ đặc điểm của đất thổ cư thông thường, tuy nhiên nó sẽ thuộc phạm vi các phường, thị trấn, các quận, thành phố, thị xã hoặc thậm chí là khu dân cư quy hoạch của đô thị mới. Loại đất thổ cư này được áp dụng một số chính sách khác so với đất thổ cư nông thôn như thuế, giấy phép xây dựng,... Hiện nay dạng đất ODT sẽ do xã và các cấp tương đương quản lý. Bạn có quyền xây nhà ở và các công trình phục vụ đời sống khác phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị trên mảnh đất của mình.

- Đất thổ cư nông thôn (ONT): Đất thổ cư nông thôn vẫn là đất thổ cư nhưng thuộc địa giới hành chính là khu vực nông thôn và do xã quản lý. Đối với các khu đô thị đang được quy hoạch lên thành phố thì đất thổ cư ở đó không được coi là ont. Loại đất này sẽ được áp dụng chính sách thu thuế cũng như quy hoạch riêng. Trong đó đất thổ cư nông thôn thường được ưu tiên cấp phép xây dựng vườn và ao hơn để phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương đó.

Tổng hợp