trankhoaplus’s diary

blogtrankhoa ghi lại những thông tin hữu ích, chia sẻ những bài viết hay

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà hoặc đất

Các giao dịch dân sự mua bán tài sản là nhà đất mà không phải là tặng cho hoặc thừa kế thì thường phải qua bước đặt cọc. Tức là người mua đặt trước một khoản chi phí để đảm bảo người bán sẽ bán cho người mua mà không phải là một người khác. Việc đặt cọc sẽ được lập thành văn bản mang tên hợp đồng đặt cọc mua nhà hoặc đất.

Mẫu mới nhất về hợp đồng đặt cọc, bạn có thể tham khảo và tải về tại đây.

f:id:trankhoaplus:20200917104349j:plain

1./ Những nội dung chính của hợp đồng đặt cọc

– Thông tin bên nhận cọc và bên đặt cọc:

  • Họ và tên người đặt cọc, người nhận;
  • Năm sinh;
  • Số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
  • Địa chỉ hộ khẩu thường trú;

– Ghi rõ số tiền đặt cọc là bao nhiêu, ghi cả số lẫn chữ;

– Nếu cọc bằng tài sản giá trị khác, cần nêu rõ là tài sản nào, giá trị ra sao.

– Làm rõ phương thức đặt cọc là tiền mặt hay chuyển khoản.

– Đặt cọc mua thửa đất nào: diện tích, số thửa, số tờ,… loại đất là đô thị hay nông thôn.

– Lưu ý tới thời hạn sử dụng đất.

– Công chứng hợp đồng chuyển nhượng do đôi bên tự thương lượng.

– Thuế, lệ phí do đôi bên thỏa thuận và ghi vào hợp đồng.

2./ Các trường hợp xử lý tiền đặt cọc

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, tiền đặt cọc được xử lý trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hợp đồng được giao kết thực hiện. Tiền đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

Trường hợp 2: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

Trường hợp 3: Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, không thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đã cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp vi phạm hợp đồng đặt cọc, các bên có thể tự thương lượng giải quyết theo các hướng nêu trên hoặc tố tụng dân sự tại tòa án.

3./ Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng?

Theo khoản 03 điều 167 luật đất đai 2013, hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng. Vấn đề có công chứng hay không là tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên. Nhưng thông thường, quá trình thực hiện thủ tục mua bán nhà đất, việc lập hợp đồng đặt cọc mua bán nhà hoặc đất cần chữ ký của hai bên mua và bán, nếu thêm chữ kỹ của người làm chứng sẽ tốt hơn.

Theo DHLaw 

https://dhlaw.com.vn/hop-dong-dat-coc-mua-ban-nha-dat/