trankhoaplus’s diary

blogtrankhoa ghi lại những thông tin hữu ích, chia sẻ những bài viết hay

Ý nghĩa của những ký hiệu trên sổ đỏ

Để tránh gặp các vấn đề rắc rối khi giao dịch, người mua cần trang bị khả năng đọc các ký hiệu trên sổ đỏ để xác định đúng loại đất.

Tham khảo thêm: Tư vấn thủ tục làm sổ đỏ lần đầu.

Để tránh bị người bán và “cò” nhà đất lừa dối về loại đất, chúng ta cần trang bị cho mình khả năng đọc được các ký hiệu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi gọn là sổ đỏ).

Các ký hiệu trên sổ đỏ thường thể hiện về mục đích sử dụng đất, nếu chúng ta biết rõ sẽ tránh trường hợp mua đất ở nhưng nhầm phải đất nông nghiệp hoặc các loại đất khác. Bên cạnh đó, đọc hiểu ký hiệu trên sổ đỏ còn giúp người mua dễ dàng trong quá trình định giá, có quyết định mua bán đúng đắn.

Theo quy định, ký hiệu trên sổ đỏ tương ứng với từng mục đích sử dụng đất như sau:

  • ONT: Đất ở tại nông thôn
  • ODT: Đất ở tại đô thị
  • LUC: Đất chuyên trồng lúa nước
  • LUK: Đất trồng lúa nước còn lại
  • LUN: Đất trồng lúa nương
  • BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác
  • NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
  • CLN: Đất trồng cây lâu năm
  • RSX: Đất rừng sản xuất
  • RPH: Đất rừng phòng hộ
  • RDD: Đất rừng đặc dụng
  • NTS: Đất nuôi trồng thủy sản
  • LMU: Đất làm muối
  • NKH: Đất nông nghiệp khác
  • TSC: Đất xây dựng trụ sở cơ quan
  • DTS: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
  • DVH: Đất xây dựng cơ sở văn hóa
  • DYT: Đất xây dựng cơ sở y tế
  • DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
  • DTT: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
  • DKH: Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
  • DXH: Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
  • DNG: Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
  • DSK: Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
  • CQP: Đất quốc phòng
  • CAN: Đất an ninh
  • SKK: Đất khu công nghiệp
  • SKN: Đất cụm công nghiệp
  • SKT: Đất khu chế xuất
  • TMD: Đất thương mại, dịch vụ
  • SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
  • SKS: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
  • SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
  • DGT: Đất giao thông
  • DTL: Đất thủy lợi
  • DDT: Đất có di tích lịch sử – văn hóa
  • DDL: Đất có danh lam thắng cảnh
  • DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng
  • DKV: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
  • DNL: Đất công trình năng lượng
  • DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông
  • DCH: Đất chợ
  • DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải
  • DCK: Đất công trình công cộng khác
  • TON: Đất cơ sở tôn giáo
  • TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng
  • NTD: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
  • SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
  • MNC: Đất có mặt nước chuyên dùng
  • PNK: Đất phi nông nghiệp khác
  • BCS: Đất bằng chưa sử dụng
  • DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng
  • NCS: Núi đá không có rừng cây

Nội dung các ký hiệu trên sổ đỏ nêu trên được quy định tại Thông tư 75/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Bên cạnh đó, ngoài ký hiệu trên sổ đỏ, bạn nên kiểm tra thêm những thông tin cơ bản của sổ đỏ như:

  • Xem thông tin cá nhân của chủ sở hữu có trùng với thông tin CMND và hộ khẩu thực tế của Chủ nhà
  • Xem chi tiết bản vẽ sơ đồ thửa đất thực tế và trên sổ đổ: Bước này cần kiểm tra thật kĩ.
  • Xem thông tin về thế chấp tại ngân hàng và các giao dịch mua bán trước đó: Thông tin này thường được xác nhận thế chấp của phòng tài nguyên ngay trên sổ hoặc bạn có thể kiểm tra qua hướng dẫn này.
  • Xem thông tin về quy hoạch của đất

Việc tìm hiểu ký hiệu sổ đỏ cũng như các thông tin khác sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rắc rối, cũng như các chiêu lừa từ “cò” đất, để quá trình giao dịch của bạn trở nên dễ dàng, suôn sẻ hơn.

MuaBanNhaDat theo TBKD