trankhoaplus’s diary

blogtrankhoa ghi lại những thông tin hữu ích, chia sẻ những bài viết hay

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giải quyết thế nào?

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vẫn xảy ra thường xuyên. Đây là một trong những dạng tranh chấp phổ biến, tuy nhiên không có mấy người có thể nắm bắt thủ tục để giải quyết vấn đề tranh chấp này. Để biết được tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giải quyết thế nào thì bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của TranKhoaBlog.

f:id:trankhoaplus:20200911110924j:plain

1./ Nhiều nguyên nhân dẫn tới tranh chấp hợp đồng

Thông thường, việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rất khó có thể xảy ra. Thế nhưng, thực tế lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Sự việc tranh chấp còn diễn ra tương đối là phổ biến. Có thể kể tới những nguyên nhân như là:

  • Tranh chấp khi không đạt thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Tranh chấp vì vi phạm điều khoản về tiền cọc.
  • Tranh chấp vì hợp đồng viết tay thiếu tính ràng buộc pháp lý.
  • Tranh chấp vì hợp đồng không có hiệu lực do chưa công chứng, chứng thực.

Và một vài nguyên nhân dẫn tới tranh chấp khác. Mặc dù xuất phát từ nguyên nhân gì đi nữa thì thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất nói riêng, thủ tục giải quyết tranh chấp đất nói chung vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật nêu ra, gồm: hòa giải và khởi kiện tại cơ quan thẩm quyền.

2./ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo luật đất đai 2013, nếu hòa giải không thành thì các bên có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể là yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại tòa án. Là cơ quan nào giải quyết còn phụ thuộc vào đối tượng xảy ra tranh chấp, hồ sơ tranh chấp đầy đủ hay thiếu giấy tờ,…

3./ Thủ tục giải quyết

Tham khảo dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai của DHLaw để được hỗ trợ tư vấn miễn phí về thủ tục, luật sư đứng ra đại diện tham gia tố tụng tranh chấp hiệu quả.

Đối với yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất đai nộp một bộ hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền. Bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
  • Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
  • Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Chủ tịch UBND giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết;

  • Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết (nếu cần thiết)
  • Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết
  • Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
  • Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Đối với yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Người khởi kiện nộp bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền (căn cứ vào Điều 35, 37, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Trong đó, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (đáp ứng quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015);
  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện (bản sao y CMND/CCCD, hộ khẩu gia đình của người khởi kiện);
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện; Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho anh biết để anh đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Theo DHLaw 

https://dhlaw.com.vn/tranh-chap-hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat/