trankhoaplus’s diary

blogtrankhoa ghi lại những thông tin hữu ích, chia sẻ những bài viết hay

12 trường hợp bắt buộc phải đăng ký biến động đất đai

Việc đăng ký biến động đất đai được pháp luật quy định nhằm hỗ trợ người dân khi cần thực hiện các thủ tục thay đổi quyền sử dụng đất. Theo đó, tại khoản khoản 04 điều 95 luật đất đai 2013, có 12 trường hợp bắt buộc phải đăng ký biến động đất đai.

f:id:trankhoaplus:20201030155930j:plain

12 trường hợp bắt buộc phải đăng ký biến động đất đai

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;

i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

Xử phạt nếu không đăng ký biến động

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại trường hợp a) b) h) i) k) l) mà không đăng ký biến động theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.

Không đăng ký biến động đất đai có rủi ro không?

Bạn cần hiểu, pháp luật đưa ra những quy định là để người dân tuân theo, cũng đồng nghĩa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân. Nếu không thực hiện, tức là người dân đang tự hủy bỏ quyền lợi của chính mình. Đối với việc không thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai là việc loại bỏ quyền lợi với quyền sử dụng đất của mình. Do đó, nếu rơi vào 12 trường hợp bắt buộc phải đăng ký biến động đất đai nêu trên, bạn hãy chủ động thực hiện để quyền lợi không bị mất.

Liên hệ văn phòng luật sư đất đai DHLaw qua Hotline 0909 854 850 để được tư vấn chi tiết hơn. Trân trọng!

Theo DHLaw https://dhlaw.com.vn/nhung-truong-hop-phai-dang-ky-bien-dong-dat-dai/